Chuyên đề giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn
ThS.NCS.
Nguyễn Hữu Thành
1.
Hoàn thiện pháp luật
Điều
7 Thông tư liên tịch số 01 giải
thích: Đối với khái niệm “công
việc gia đình”, đây là một
khái niệm mở, nên khó có thể
đưa ra những trường hợp cụ
thể, do đó, khó có thể áp
dụng trên thực tế. Hơn nữa, nhiều
công việc có thể được xem là
công việc gia đình và không thể
đưa ra mức độ quan trọng của
từng công việc nên dẫn đến
một thực tế là không thể xác
định được bên nào có
đóng góp nhiều hơn vào công
việc gia đình. Chưa kể đến
trường hợp, dù không trực tiếp
làm những công việc gia đình
nhưng vợ, chồng thuê người để
làm, thì có được coi là
có đóng góp vào việc gia đình
hay không? Chính vì pháp luật đưa
ra yếu tố phân chia tài sản quá
mở và khó xác định nên
trong các bản án, “hiếm” có
Tòa án nào lại nêu căn cứ
này để phân chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn.
Có
quan điểm cho rằng, việc xác định
công sức đóng góp nêu trên
mới chỉ mang tính chất định tính
chứ không có một định lượng
rõ ràng dẫn đến cách hiểu,
cách áp dụng không thống nhất.
“Điều
7. Nguyên tắc giải quyết tài sản
của vợ chồng khi ly hôn
1.
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự
thỏa thuận với nhau về toàn bộ
các vấn đề, trong đó có cả
việc phân chia tài sản. Trường
hợp vợ chồng không thỏa thuận
được mà có yêu cầu thì
Tòa án phải xem xét, quyết định
việc áp dụng chế độ tài
sản của vợ chồng theo thỏa thuận
hay theo luật định, tùy từng trường
hợp cụ thể mà Tòa án xử
lý như sau:
a)
Trường hợp không có văn bản
thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng hoặc văn bản
thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng bị Tòa án
tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì
áp dụng chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định để
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
b)
Trường hợp có văn bản thỏa
thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng và văn bản này không
bị Tòa án tuyên bố vô hiệu
toàn bộ thì áp dụng các nội
dung của văn bản thỏa thuận để
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Đối với những vấn đề không
được vợ chồng thỏa thuận hoặc
thỏa thuận không rõ ràng hoặc
bị vô hiệu thì áp dụng các
quy định tương ứng tại các khoản
2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều
60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân
và gia đình để chia tài sản
của vợ chồng khi ly hôn.
2.
Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu
cầu tuyên bố thỏa thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng bị
vô hiệu thì Tòa án xem xét,
giải quyết đồng thời với yêu
cầu chia tài sản của vợ chồng
khi ly hôn.
3.
Khi chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn, Tòa án phải xác định
vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về
tài sản với người thứ ba hay
không để đưa người thứ ba
vào tham gia tố tụng với tư cách
người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Trường
hợp vợ,
chồng có quyền, nghĩa vụ về tài
sản với người thứ ba mà họ
có yêu cầu giải quyết thì Tòa
án phải giải quyết khi chia tài sản
chung của vợ chồng. Trường hợp vợ
chồng có nghĩa vụ với người
thứ ba mà người thứ ba không yêu
cầu giải quyết thì Tòa án
hướng dẫn họ để giải quyết
bằng vụ án khác.
4.
Trường hợp áp dụng chế độ
tài sản của vợ chồng theo luật
định để chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn thì tài sản chung
của vợ chồng về nguyên tắc được
chia đôi nhưng có tính đến
các yếu tố sau đây để xác
định tỷ lệ tài sản mà vợ
chồng được chia:
a) “Hoàn
cảnh của gia đình và của vợ,
chồng” là
tình trạng về năng lực pháp
luật, năng lực hành vi, sức khỏe,
tài sản, khả năng lao động tạo
ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng
cũng như của các thành viên khác
trong gia đình mà vợ chồng có
quyền, nghĩa vụ về nhân thân và
tài sản theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình. Bên
gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được
chia phần tài sản nhiều hơn so với
bên kia hoặc được ưu tiên nhận
loại tài sản để bảo đảm
duy trì, ổn định cuộc sống của
họ nhưng phải phù hợp với hoàn
cảnh thực tế của gia đình và
của vợ, chồng.
b) “Công
sức đóng góp của vợ, chồng
vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung” là
sự đóng góp về tài sản
riêng, thu nhập, công
việc gia đình và
lao động của vợ, chồng trong việc
tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung. Người vợ hoặc
chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình
mà không đi làm được tính
là lao động có thu nhập tương
đương với thu nhập của chồng
hoặc vợ đi làm. Bên có công
sức đóng góp nhiều hơn sẽ
được chia nhiều hơn.
c) “Bảo
vệ lợi ích chính đáng của
mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh
và nghề nghiệp để các bên
có điều kiện tiếp tục lao động
tạo thu nhập” là
việc chia tài sản chung của vợ chồng
phải bảo đảm cho vợ, chồng đang
hoạt động nghề nghiệp được
tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng
đang hoạt động sản xuất, kinh doanh
được tiếp tục được sản
xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và
phải thanh toán cho bên kia phần giá
trị tài sản chênh lệch. Việc bảo
vệ lợi ích chính đáng của
mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
hoạt động nghề nghiệp không được
ảnh hưởng đến điều kiện
sống tối thiểu của vợ, chồng và
con chưa thành niên, con đã thành
niên nhưng mất năng lực hành vi
dân sự.
Ví
dụ: Vợ
chồng có tài sản chung là một
chiếc ô tô người chồng đang
chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng
và một cửa hàng tạp hóa người
vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu
đồng. Khi giải quyết ly hôn và
chia tài sản chung, Tòa án phải xem
xét giao cửa hàng tạp hóa cho người
vợ, giao xe ô tô cho người chồng
để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu
nhập. Người chồng nhận được
phần giá trị tài sản lớn hơn
phải thanh toán cho người vợ phần
giá trị là 100 triệu đồng.
d) “Lỗi
của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa
vụ của vợ chồng” là
lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm
quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài
sản của vợ chồng dẫn đến ly
hôn.
Ví
dụ: Trường
hợp người chồng có hành vi bạo
lực gia đình, không chung thủy hoặc
phá tán tài sản thì khi giải
quyết ly hôn Tòa án phải xem xét
yếu tố lỗi của người chồng
khi chia tài sản chung của vợ chồng để
đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của vợ và con chưa thành
niên.
5.
Giá trị tài sản chung của vợ
chồng, tài sản riêng của vợ,
chồng được xác định theo giá
thị trường tại thời điểm giải
quyết sơ thẩm vụ việc.
6.
Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn,
Tòa án phải xem xét để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
vợ, con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình.
Ví
dụ: Khi chia nhà
ở là tài sản chung và là chỗ
ở duy nhất của vợ chồng, trong trường
hợp không chia được bằng hiện
vật thì Tòa án xem xét và
quyết định cho người vợ hoặc
chồng trực tiếp nuôi con chưa thành
niên, con bị hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự nhận hiện
vật và thanh toán giá trị tương
ứng với phần tài sản được
chia cho người chồng hoặc vợ nếu
người vợ hoặc chồng có yêu
cầu.”
Chúng
tôi đồng ý với quan điểm của
Luật sư Trần Văn An,
tuy còn những vướng mắc nhất định
khi áp dụng trên thực tế, việc
quy định công việc gia đình là
một trong các yếu tố được
xét đến khi phân chia tài sản
chung của vợ chồng đã bảo đảm
được quyền lợi của người
phụ nữ, thể hiện được tính
nhân văn của pháp luật, cho thấy
sự tiến bộ trong công tác xây
dựng pháp luật. Tuy nhiên, để quy
định này được áp dụng
một cách hiệu quả trên thực tế,
pháp luật cần quy định rõ yếu
tố xác định bên nào có
đóng góp vào công việc gia đình
nhiều hơn, cụ thể như sau:
Một
là, cần
đưa ra phạm vi cụ thể cho “công
việc gia đình”. Bộ luật Lao động
năm 2020 khi quy định về lao động
giúp việc trong gia đình có đề
cập đến các công việc gia đình
bao gồm: Công việc nội trợ,
quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc
người bệnh, chăm sóc người già,
lái xe, làm vườn và các công
việc khác cho hộ gia đình nhưng
không liên quan đến hoạt động
thương mại. Vì vậy, cần nghiên
cứu, đưa ra phạm vi của “công
việc gia đình” phù hợp với
quy định của Bộ luật Lao động
năm 2020.
Hai
là, khi
xét đến yếu tố “công việc
gia đình” khi phân chia tài sản
cần căn cứ vào thời gian đóng
góp vào công việc gia đình. Đây
là yếu tố có thể xác định
được trên thực tế.
Ba
là, cần
quy định việc đóng góp vào
công việc gia đình có thể được
vợ, chồng thực hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp. Đóng góp trực
tiếp được hiểu là sử dụng
trực tiếp công sức của vợ, chồng
đóng góp vào công việc gia
đình; đóng góp gián tiếp
được hiểu là sử dụng tài
sản riêng, công sức của mình để
tìm kiếm sự hỗ trợ đối với
công việc gia đình (ví dụ như
sử dụng tài sản riêng để
thuê giúp việc gia đình hoặc
dành thời gian để tìm kiếm giúp
việc gia đình…). Quy định này
sẽ bảo đảm được sự công
bằng trong việc xác định công sức
đóng góp vào công việc gia
đình.
Tương
tự như việc xác định đóng
góp của vợ, chồng vào công việc
gia đình, việc xác định công
sức trong việc duy trì, phát triển
khối tài sản chung của vợ, chồng
cũng gặp những vướng mắc nhất
định.
Công
sức trong việc tạo lập tài sản
chung thường là một quá trình
ngắn hạn. Vì vậy, để xem xét
ai là người có công nhiều hơn
trong việc tạo lập tài sản không
gặp quá nhiều trở ngại. Ví dụ:
Đối với việc tạo lập tài
sản chung là nhà ở, có thể
tính đến công sức trong việc tìm
kiếm nhà, tham gia giao dịch mua bán nhà
(loại nhà ở đã có sẵn)
hoặc công sức xây nhà, tìm kiếm
nhân công xây dựng, trông coi, đôn
đốc việc thi công… (loại nhà
xây dựng mới); đối với việc
tạo lập quyền sử dụng đất có
thể kể đến việc khai khẩn, bồi
đắp, tìm kiếm, tham gia giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
Tuy nhiên, khác việc tạo lập tài
sản, việc duy trì, phát triển khối
tài sản chung là một quá trình
lâu dài. Dù rằng nếu không có
sự bảo quản, giữ gìn thì tài
sản có thể sẽ không còn hoặc
bị giảm giá trị, do có sự quản
lý nên tài sản vẫn còn và
giữ được giá trị (một phần
hoặc toàn bộ) hoặc làm tăng giá
trị của tài sản (giá trị tài
sản có thể được tăng theo tự
nhiên, do trượt giá hoặc do người
quản lý có công cải tạo làm
giá trị tài sản tăng giá trị)
và việc pháp luật quy định đây
là căn cứ để phân chia tài
sản chung là có cơ sở nhưng việc
xác định cụ thể và quy đổi
công sức này để làm căn cứ
giải quyết tranh chấp về tài sản
vẫn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ
như, trong trường hợp tài sản là
căn nhà, có nhiều công việc được
xem như là bảo quản, giữ gìn
ngôi nhà như sửa chữa, sơn tường,
quét dọn… khó có cặp vợ
chồng nào lưu lại bằng chứng để
chứng minh mình đã thực hiện
những công việc này và thông
thường thì cả vợ và chồng
đều đóng góp công sức vào
việc duy trì và phát triển tài
sản.
Một
nội dung nữa cần phải đề cập
tới khi xác định công sức đóng
góp là quy định “người vợ
hoặc chồng ở nhà chăm sóc con,
gia đình mà không đi làm được
tính là lao động có thu nhập
tương đương với thu nhập của
chồng hoặc vợ đi làm”. Tác
giả cho rằng, việc chăm sóc con, gia
đình chỉ có thể đạt đến
một mức giá trị nhất định
và không thể lúc nào cũng đặt
ngang bằng với thu nhập của chồng hoặc
vợ đi làm. Hơn nữa, dù vợ,
chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình
nhưng không phải người còn lại
không làm gì để chăm sóc
con, gia đình, vì trên thực tế,
ngoài thời gian đi làm thì đa
phần vợ, chồng đều về nhà
để chăm sóc con, lo một số công
việc gia đình nhất định. Ngoài
ra, có trường hợp những người
đi làm phải làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm, có trường
hợp phải mất cực kỳ nhiều thời
gian, công sức để kiếm được
thu nhập tốt đóng góp vào khối
tài sản chung. Bên cạnh đó, khái
niệm “ở nhà chăm sóc con, gia
đình” là một khái niệm
trừu tượng, khó xác định.
Vì
vậy, việc quy đổi ngang bằng công
sức của người ở nhà và
người đi làm là quy định
không phù hợp với thực tế, đồng
thời, pháp luật về hôn nhân và
gia đình đã quy định nguyên
tắc chung là chia đôi tài sản
nên việc quy định công sức đóng
góp của người đi làm ngang bằng
với người ở nhà là không
cần thiết. Theo đó, pháp luật
nên quy định cụ thể để các
thẩm phán có thể linh hoạt hơn
trong việc quyết định dựa trên một
số căn cứ như: Tính chất, thu nhập
từ công việc; thời gian dành cho con,
gia đình của vợ, chồng.
2.
Mở rộng nguồn tuyển chọn bổ nhiệm
Thẩm phán, mở các lớp bồi dưỡng
về giải quyết các vụ án ly hôn
chia tài sản chung vợ chồng
Thực
hiện đúng chủ trương, đường
lối của Đảng về việc mở rộng
nguồn bổ nhiệm Thẩm phán theo tinh
thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW về
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam trong giai đoạn mới: “Mở
rộng nguồn, đẩy mạnh thực hiện
cơ chế thi tuyển để bổ nhiệm
các chức danh tư pháp. Ðổi mới
chính sách, chế độ tiền lương,
thời hạn bổ nhiệm và cơ chế
bảo đảm để đội ngũ cán
bộ tư pháp yên tâm công tác,
liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới, nhất là đối
với đội ngũ thẩm phán”.
Bên cạnh đó trong công tác bổ
nhiệm thẩm phán trước hết cần
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
pháp luật về tiêu chuẩn thẩm
phán, về trình tự, thủ tục bổ
nhiệm, tăng cường công tác bổ
nhiệm thẩm phán theo hưởng tuyển
chọn cán bộ là thư ký, thẩm
tra viên hoặc chuyên viên của Toà
án cấp tỉnh hoặc giảng viên
Luật, Luật sư, đặc biệt là
người có trình độ cao tiến
sĩ, phó giáo sư… có đủ
điều kiện để có đủ điều
kiện để bổ nhiệm làm thẩm
phán nhằm tạo điều kiện nâng
cao chất lượng, số lượng đội
ngũ thẩm phán Toà án nhân dân
các cấp.
Tiếp
tục công khai hóa các kế hoạch
thi tuyển chọn thẩm phán để những
người có đủ điều kiện
đăng ký dự thi, chủ động ôn
tập, bảo đảm tính cạnh tranh,
công bằng trong các kỳ thi tuyển chọn.
Tòa án Nhân dân tối cao đang
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy
định tiêu chuẩn thống nhất của
từng chức danh thẩm phán, gắn với
vị trí việc làm của từng cấp
tòa án nhân dân; xây dựng và
thực hiện kế hoạch tạo nguồn,
luân chuyển, điều động biệt
phái thẩm phán về làm giảng
viên, giảng viên bổ nhiệm làm
Thẩm phán nhằm từng bước nâng
cao chất lượng đội ngũ Thẩm
phán giỏi về lý luận, tinh thông
nghiệp vụ, có khả năng xây dựng
và áp dụng pháp luật nâng cao
chất lượng xét xử.
Đào
tạo, bồi dưỡng thẩm phán:
Đổi mới nội dung, chương trình,
phương thức đào tạo, bồi
dưỡng thẩm phán phù hợp với
yêu cầu chuyên môn, công việc và
từng ngạch của thẩm phán. Chú
trọng truyền đạt các nội dung:
kiến thức pháp luật mới, kỹ năng
nghiệp vụ, quản lý nhà nước,
lý luận chính trị, pháp luật
quốc tế, ngoại ngữ, tin học, kỹ
năng dân vận,... Bảo đảm nội
dung kiến thức truyền đạt vừa
rộng, vừa chuyên sâu; kết hợp
chặt chẽ giữa lý luận và thực
tiễn, lý thuyết và thực hành,
giúp thẩm phán nắm vững kiến
thức, thành thạo kỹ năng, ngày
càng nâng cao trình độ chuyên
môn, bản lĩnh nghề nghiệp. Ngoài
ra, chú trọng, khuyến khích việc đào
tạo sau đại học đối với thẩm
phán, tạo điều kiện về thời
gian, kinh phí cho thẩm phán nâng cao trình
độ.
3.
Giải pháp
về giáo dục chính trị, tư tưởng
Đổi
mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ: Chi bộ
là hạt nhân, là tế bào cơ
sở của tổ chức đảng; “Chi bộ
tốt, thì mọi việc đều tốt”.
Do đó, cần đổi mới và nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thường
kỳ. Nguyên tắc tập trung dân chủ,
việc tự phê bình và phê bình,
việc bình xét, đánh giá đảng
viên, công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng,... cần được
thực hiện nghiêm túc, đầy đủ,
thiết thực, hiệu quả tại chi bộ.
Nội dung sinh hoạt chi bộ cần được
đổi mới, tránh hình thức, giản
đơn. Vai trò của bí thư và
cấp ủy là hết sức quan trọng
trong sinh hoạt chi bộ nói chung, trong giáo
dục chính trị, tư tưởng cho đảng
viên, thẩm phán nói riêng. Chi bộ
cần duy trì công tác kiểm tra, đánh
giá đảng viên, kịp thời nhắc
nhở, giáo dục đảng viên nâng
cao phẩm chất đạo đức và
năng lực công tác chuyên môn
thông qua các công việc hằng ngày,
các nhiệm vụ được giao.
Thường
xuyên bồi dưỡng, giáo dục chính
trị: Công tác
bồi dưỡng, giáo dục chính
trị, tư tưởng, phẩm chất đạo
đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội
ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án
cần đi vào các nội dung thiết
thực đối với từng chức danh tư
pháp; phương pháp bồi dưỡng,
giáo dục phải được nghiên cứu
đổi mới, thường xuyên cập
nhật, với mục tiêu định hướng
hành động trong thực hiện nhiệm
vụ và mang tính thống nhất. Cùng
với việc nghiêm túc học tập các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
cần tập trung giáo dục thẩm phán
thấm nhuần sâu sắc di huấn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
cán bộ tòa án: “Phụng công
thủ pháp, chí công vô tư”,
“Tận tụy phục vụ nhân dân”,
không thiên vị, tư lợi trong thực
thi công vụ. Cấp ủy, lãnh đạo
các tòa án nhân dân cần có
chương trình, kế hoạch cụ thể
để thực hiện tốt nhiệm vụ
này.
Đẩy
mạnh học tập tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh:
Duy trì thường xuyên, nghiêm túc
việc đăng ký, theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc, sơ kết, đánh
giá việc học tập tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW
của Bộ Chính trị trong các tòa
án nhân dân. Cần gắn việc học
tập này với phong trào thi đua “Nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống của đội
ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức
tòa án nhân dân” do Tòa án
Nhân dân tối cao phát động. Nội
dung học tập theo gương Bác Hồ
cần được cụ thể hóa,
sát thực, gắn liền với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị được
giao của mỗi chức danh tư pháp, đặc
biệt là thẩm phán. Bảo đảm
việc học tập theo gương Bác Hồ
thực sự hiệu quả. Phải biến những
đức tính, phẩm chất đạo đức,
phong cách mẫu mực của Bác trở
thành suy nghĩ và hành động cụ
thể của cán bộ, thẩm phán,
tuyệt đối tránh hình thức, qua
loa.
4.
Nhóm giải pháp về chuyên môn,
nghiệp vụ
Việc
tổ chức các phiên tòa rút kinh
nghiệm là biện pháp giúp thẩm
phán nhìn nhận ra những sai sót,
khiếm khuyết trong thực thi nhiệm vụ,
phòng ngừa những vi phạm, kịp thời
khắc phục ngay những tồn tại, hạn
chế sau mỗi phiên tòa nói chung,
trong giải quyết các vụ án ly hôn
chia tài sản chung vợ chồng nói
riêng. Việc công khai các bản án,
quyết định của tòa án trên
cổng thông tin điện tử của tòa
án là nhằm công khai, minh bạch hoạt
động, phán quyết của tòa án,
ràng buộc thẩm phán phải tự
giác học tập, nâng cao trình độ
nghiệp vụ, ban hành những bản án
chuẩn mực, đúng pháp luật. Đặc
biệt, Quyết định số 120/QĐ-TANDTC,
ngày 19-6-2017, của Chánh án Tòa án
Nhân dân tối cao, quy định xử lý
trách nhiệm người giữ chức danh
tư pháp trong tòa án là một
giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao
năng lực và đạo đức đối
với thẩm phán, thẩm tra viên và
thư ký trong công tác. Đây là
những quyết định, giải pháp mới,
lần đầu tiên được ban hành
và thực hiện trong hệ thống tòa
án nhân dân.
Tăng
cường thanh tra, kiểm tra:
Việc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ
trong các tòa án nhân dân được
thực hiện bằng việc kết hợp giữa
tự kiểm tra với kiểm tra của tòa
án nhân dân cấp trên với tòa
án nhân dân cấp dưới; kết
hợp giữa kiểm tra định kỳ với
kiểm tra đột xuất. Tòa án các
cấp phải lập kế hoạch kiểm tra
theo thẩm quyền. Kết thúc đợt
kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải
tổ chức họp rút kinh nghiệm chung, chỉ
ra những hạn chế, thiếu sót; đề
xuất với cấp có thẩm quyền xử
lý nghiêm những tập thể, cá
nhân có sai phạm nghiêm trọng; yêu
cầu đối tượng bị kiểm tra báo
cáo kết quả khắc phục hạn chế,
thiếu sót sau một thời gian nhất định.
Ban
Thanh tra Tòa án Nhân dân tối cao,
thủ trưởng các đơn vị thuộc
Tòa án Nhân dân tối cao, chánh
án các tòa án nhân dân cấp
cao, chánh án các tòa án nhân
dân cấp tỉnh và cấp huyện, căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao cần tăng cường thanh tra, kiểm tra
nghiệp vụ; phát hiện sớm và
khắc phục, xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm pháp luật, vi
phạm quy chế nghiệp vụ trong hoạt động
của tòa án nói chung và trong quá
trình giải quyết, xét xử các
vụ án nói riêng theo đúng “Quy
định về xử lý trách nhiệm
người giữ chức danh tư pháp trong
tòa án nhân dân” được
ban hành kèm theo Quyết định số
120/QĐ-TANDTC, ngày 19-6-2017, của Chánh án
Tòa án Nhân dân tối cao.
5.
Giải pháp về thi đua - khen thưởng
Kịp
thời tôn vinh, khen thưởng:
Đổi mới quy chế thi đua - khen thưởng
đối với thẩm phán, cán bộ
tòa án theo hướng thiết thực, ý
nghĩa và kịp thời; đánh giá
thành tích và tôn vinh đúng
người, đúng việc; tổ chức
các cuộc thi thẩm phán giỏi, bình
xét vinh danh các thẩm phán tiêu
biểu, mẫu mực; tuyên truyền, nhân
rộng các gương điển hình
tiên tiến, gương “người tốt,
việc tốt” trong rèn luyện đạo
đức và kết quả công tác
chuyên môn, tạo hiệu ứng lan tỏa
sâu rộng trong toàn hệ thống tòa
án nhân dân. Tiếp tục nghiên
cứu, xây dựng quy chế về đạo
đức công vụ và kỷ luật công
vụ, gắn với cơ chế khen thưởng,
vinh danh thẩm phán có thành tích,
đề xuất khen thưởng định kỳ
hằng năm và đột xuất trong các
đợt thi đua ngắn, tạo phong trào
thi đua sôi nổi, thường xuyên.
Xử
lý nghiêm các vi phạm:
Căn cứ các kết quả giám sát,
thanh tra nghiệp vụ, kiểm tra kỷ luật
công vụ định kỳ hoặc đột
xuất..., xử lý nghiêm khắc các
hành vi sai phạm, vi phạm quy chế nghề
nghiệp, kỷ luật công vụ, quy trình
công tác của thẩm phán, cán bộ
tòa án; kiên quyết không bao che,
dung túng, nương nhẹ đối với
các vi phạm của thẩm phán trong rèn
luyện đạo đức và hoạt động
xét xử; giữ nghiêm kỷ cương,
kỷ luật ngay tại các cơ quan xét
xử, thực thi quyền tư pháp.